Nguyên lý hoạt động của máy lạnh

Việc sử dụng máy lạnh để làm mát căn phòng, nơi làm việc thì ai cũng biết rồi. Nhưng chắc hẳn là rất nhiều người chưa biết đến được nguyên lý hoạt động của chiếc điều hòa này như thế nào đúng không?

 

Trong bài viết này, Điện Lạnh Gia Tuấn sẽ giới thiệu chi tiết rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Cấu tạo của máy lạnh

  • Máy lạnh được cấu tạo bởi 2 thành phần chính đó là dàn nóng và dàn lạnh.

Cấu tạo máy lạnh

Dàn nóng máy lạnh

  • Dàn nóng máy lạnh (dàn nóng điều hòa) là nơi trao đổi nhiệt giữa khi bên ngoài môi trường theo kiểu ống đồng cánh nhôm.dàn nóng có cánh quạt theo kiểu hướng trục.Vì vậy mà khi dàn nóng đước lắp đặt ngoài trời thì cũng không cần phải che đậy lại, dàn nóng này có khả năng chịu đựng được cả nắng mưa. Nói vậy thôi chứ khi lắp đặt cũng không nên lắp đặt dàn nóng tiếp xúc trực tiếp của các tia bức xạ mặt trời nó sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của dàn nóng.
  • Ống dẫn ga(ống đồng): Ống dẫn gas này có nhiệm vụ liên kết giữa dàn nóng với dàn lạnh, là trung gian để chuyển môi chất lạnh từ dàn nóng vào dàn lạnh. Tùy theo mỗi loại cấu tạo của điều hòa mà khi lắp đặt máy lạnh người thợ sẽ sử dụng kích thước ống đồng khác nhau.(Bạn có thể xem rõ hơn chủ đề này tại đây)
  • Dây điện điều khiển: Sự kết nối giữa giàn nóng điều hòa và giàn lanh điều hòa thì ngoài 2 ống dẫn gas còn phải sử dụng các dây điện điều khiển.
  • Cấu tạo chính dàn nóng: Bao gồm máy nén(block máy lạnh) và cánh quạt. Việc sử dụng máy lạnh tiêu hao điện năng là do bộ phận dàn nóng quyết định. Nó có thể chiếm đến 95% lượng điện tiêu thụ của máy. Còn lại là sự tiêu thụ điện của dàn lạnh(chỉ có quạt và board điều khiển nên điện năng tiêu thụ không đáng kể, khoảng 5%.)
  • Máy nén: là thiết bị có nhiệm vụ nén Gas ở thể khí sang thể lỏng ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao
  • Motor quạt: Những motor của cánh quạt sẽ giúp sự tản nhiệt cho dàn ngưng
  • Van tiết lưu điện tử: Nhiệm vụ chính của van tiết lưu là khi môi chất lạnh đi qua nó, thì nó sẽ chuyển những dung môi này từ thể lỏng sang thể khí.
  • Dây điện động lực: Dây điện động lực hay còn gọi là dây điện nguồn. Dây này thường được nối trực tiếp với giàn nóng từ nguồn điện cung cấp. Tuỳ theo máy điều hòa có công suất như thế nào mà ở đó ta nên sử dụng nguồn điện 1 pha hay là 3 pha.

Kinh nghiệm: Đối với những máy điều hòa có công suất từ 36.000 Btu/h trở lên thì ta nên sử dụng điện 3 pha. Còn nhỏ hơn thì sử dụng điện 1 pha.

Dàn lạnh điều hòa

Dàn lạnh điều hòa (dàn lạnh máy lạnh) là thiết bị được lắp đặt ở trong căn phòng hay một không gian nào đó, là nơi để trao đổi nhiệt theo kiểu ống đồng cánh nhôm.

  • Dàn trao đổi nhiệt: có nhiệm vụ thải nhiệt và thải ẩm cho dàn lạnh.
  • Cảm biến nhiệt: bao gồm các cảm biết đó là  cảm biến nhiệt độ phòng, cảm biến độ ẩm và cảm biến độ dàn.
  • Motor quạt dàn lạnh: Những motor quạt này có nhiệm vụ điều khiển cánh quạt đảo dọc hay đảo ngang và quạt lồng sóc hút không khí sau đó đẩy qua fin lọc.

Dàn lạnh của điều hòa có nhiều dạng khác nhau tùy vào kiểu mẫu mà người dùng lựa chọn. Với mỗi kiểu thì dàn lạnh cũng được thiết kế lắp đặt khác nhau.

  • Máy lạnh đặt sàn: Máy lạnh kiểu này này có cửa thổi gió được thiết kế phía trên, cửa hút không khí đặt bên hông, phía trước. Dạng này chỉ phù hợp với những nơi có không gian cao rộng.
  • Máy lạnh áp trần: Máy lạnh áp trần được thiết kế lắp đặt ở áp sát trần nhà. Dàn lạnh áp trần chỉ phù hợp cho những không gian có trần thấp và rộng.
  • Máy lạnh dấu trần: Máy lạnh dấu trần có dàn lạnh được dấu hẳn bên trong trần hay la phông trần nhà. Loại dấu trần này chỉ phù hợp ở những nơi như văn phòng sang trọng, công sở hay những khu thương mai có trần giả.
  • Máy lạnh treo tường: Máy lạnh treo tường là dạng phổ biến nhất. Dàn lạnh điều hòa treo tường này được thiết kế lắp đặt trên tường. Dạng này chỉ phụ hợp với những nơi có không gian vừa và nhỏ.
  • Máy lạnh cassette: Máy lạnh cassette khi lắp đặt người thợ thường sẽ khoét trần và sẽ lắp đặt áp lên bề mặt của trần nhà. Toàn bộ dàn lạnh Cassettle này sẽ nằm sâu trong trần, chỉ có duy nhất cho mặt trước của dàn lạnh là nổi ra ngoài bề mặt trần.Loại này phù hợp cho khu vực có không gian rộng như các hội trường, phòng họp, đại sảnh…

Ngoài ra, cấu tạo của điều hòa còn có những thiết bị khác như: Cuộn cảm, đầu nối, đèn báo hiệu,cầu chì, trạm nối dây hay hệ điều khiển…

Nguyên lý hoạt động của điều hòa

Chu trình hoạt động của điều hòa

Với mỗi dòng máy lạnh với công nghệ khác nhau thì nó cũng sẽ có những cấu tạo khác nhau, nhưng hầu như đa số các bộ phận chính và chức năng hoạt động của những dòng máy lạnh đó đều không có nhiều thay đổi.

Nguyên lý hoạt động máy lạnh

A – Không khí nóng bên ngoài
B – Quạt để giúp cải thiện truyền nhiệt từ cuộn dây ra bên ngoài.
C – Quạt để truyền khí lạnh vào bên trong hiệu quả hơn.
D – Van mở rộng
E – Máy nén khí
F – Không khí lạnh bên trong

Quá trình này diễn ra trong trình tự tuần hoàn khép kín

  • Một lượng môi chất làm lạnh như Freon trộn với một lượng nhỏ dầu nhẹ (để bôi trơn máy nén) được nén bởi máy nén làm cho nó trở thành khí nóng, áp suất cao, khí nóng này chạy qua một loạt các cuộn dây (các cuộn dây màu đỏ trong sơ đồ) và với sự giúp đỡ của quạt tản nhiệt này sang bên ngoài.
  • Trong quá trình này, freon nguội đi và ngưng tụ thành chất lỏng sau đó chạy qua một van mở rộng, tại thời điểm đó chất lỏng bay hơi trở thành khí áp suất thấp lạnh (các cuộn màu xanh trong sơ đồ). Đi qua một loạt các cuộn dây và với sự hỗ trợ của cánh quạt tản nhiệt thứ 2, hấp thụ nhiệt và làm mát bên trong của tòa nhà hay căn phòng
  • Các cuộn dây làm mát (màu xanh) gây ra độ ẩm trong không khí ấm hơn bên trong để ngưng tụ thành nước nhỏ giọt và chảy ra bên ngoài của tòa nhà, quá trình ngưng tụ này làm giảm độ ẩm bên trong. Nguyên tắc ngưng tụ này cũng là cách các máy khử ẩm hoạt động.

Nguyên tắc tương tự cho nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, thiết bị khác

  • Nguyên lý hoạt động Tủ lạnh cũng làm việc trên cùng một nguyên tắc như nguyên lý hoạt động máy lạnh, phần màu đỏ của cuộn dây chạy phía sau bên ngoài của tủ lạnh và phần màu xanh của cuộn dây chạy bên trong các bức tường cách nhiệt của tủ lạnh. Để làm mát phần tủ lạnh của tủ lạnh hơn phần còn lại của tủ lạnh, nhiều cuộn dây được chạy trong khu vực đó hơn là các phần khác của tủ lạnh.

Nguyên lý hoạt động điều hòa

Xử lý sự cố

Đây là một mô tả cơ bản về cách điều hòa không khí hoạt động, trong cuộc sống thực, các bộ ổn nhiệt được thêm vào để thiết lập nhiệt độ mong muốn, các thiết bị bảo vệ để bảo vệ máy nén khỏi bị quá nhiệt.

  • Nếu lỗ thông hơi không đầy đủ hoặc bị che khuất trên máy điều hòa không khí có thể làm cho thiết bị bị đóng băng nặng đến mức luồng không khí bị chặn. Nếu điều này xảy ra, hãy tắt thiết bị và để thiết bị rã đông hoàn toàn, đôi khi bạn có thể chọn để quạt chạy (không chạy máy nén) để tăng tốc quá trình rã đông.
  • Sau khi rã đông, đảm bảo rằng không có sự tắc nghẽn của luồng không khí tồn tại. Những thứ như màn cửa hoặc rèm che bên trong máy điều hòa không khí đủ để cản trở luồng không khí và làm cho nó bị đóng băng. Một tủ quần áo rất gần trong một số trường hợp cũng có thể có ảnh hưởng đến luồng không khí.
  • Đối với máy điều hòa trung tâm, máy nén và cuộn dây màu đỏ (như minh họa trong sơ đồ) ngồi trong một thiết bị bên ngoài, các cuộn dây màu xanh (như minh họa trong sơ đồ) được lắp đặt trong không khí cưỡng bức của lò, quạt bên trong lò được sử dụng giúp truyền nhiệt tới các cuộn dây và cho phép không khí lạnh bị ép vào bên trong nhà.

Đến đây thì chắc hẳn bạn đọc đã biết được ít nhiều về cấu tạo nguyên lý hoạt động của chiếc máy lạnh nhà mình như thế nào rồi đó.

 

Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng máy lạnh, bạn gặp vấn đề gì thì có thể liên hệ đến cho công ty chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết hơn.

 

[su_quote]Điện Lạnh Gia Tuấn, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sửa máy lạnh tại TPHCM rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng. Xin cảm ơn[/su_quote] LIÊN HỆ DỊCH VỤ ĐIỆN LẠNH GIA TUẤN
Công ty TNHH Điện Lạnh Gia Tuấn

  • Hotline: Mr Gia: 0901 356 650 – Zalo Mr Tuấn: 0972 353 809
  • Email: giatuandienlanh@gmail.com
  • Website: https://dienlanhgiatuan.com
  • Địa chỉ:
    • Cơ Sở 1: 246 Tam bình, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức
    • Cơ Sở 2: Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1
    • Cơ Sở 3: Nguyễn Thị Định, Phường An Phú, Quận 2
    • Cơ Sở 4: Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3
    • Cơ Sở 5: Tôn Đản, Phường 13, Quận 4
    • Cơ Sở 6: Lão Tử, Phường 11, Quận 5
    • Cơ Sở 7: Hậu Giang, Phường 11, Quận 6
    • Cơ Sở 8: Nguyễn Văn Quỳ, Phường Tân Thuận, Quận 7
    • Cơ Sở 9: Phạm Thế Hiển, Phường 4, Quận 8
    • Cơ Sở 10: Đỗ Xuân Hợp, Phường An Phú, Quận 9
    • Cơ Sở 11: Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10
    • Cơ Sở 12: Lê Thị Bạch Cát, Phường 13, Quận 11
    • Cơ Sở 13: Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12
    • Cơ Sở 14: Lạc Long Quân, Phường 11, Quận Tân Bình
    • Cơ Sở 15: Lũy Bán Bích, Phường Hòa Thanh, Quận Tân Phú
    • Cơ Sở 16: Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh
    • Cơ Sở 17: Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp.
    • Cơ Sở 18: Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận
    • Cơ Sở 19: Hương Lộ 2, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân

Tham khảo một số dịch vụ sửa máy lạnh tại TPHCM của Điện Lạnh Gia Tuấn

Máy lạnh mini là gì? Có tốt không? Ưu và nhược điểm của sản phẩm

Nội dungCấu tạo của máy lạnhDàn nóng máy lạnhDàn lạnh điều hòaNguyên lý hoạt động...

Nguyên nhân dẫn đến hỏng điều khiển điều hòa và những lưu ý khi sử dụng

Nội dungCấu tạo của máy lạnhDàn nóng máy lạnhDàn lạnh điều hòaNguyên lý hoạt động...

Học cách sửa lỗi e23 máy giặt Toshiba đơn giản tại nhà

Nội dungCấu tạo của máy lạnhDàn nóng máy lạnhDàn lạnh điều hòaNguyên lý hoạt động...

Cách sửa điều khiển điều hòa Panasonic như thế nào hiệu quả?

Nội dungCấu tạo của máy lạnhDàn nóng máy lạnhDàn lạnh điều hòaNguyên lý hoạt động...