Điều hòa là thiết bị phổ biến trong nhiều hộ gia đình, nhưng lỗi kỹ thuật là điều không thể tránh khỏi. Bạn đã biết cách tự kiểm tra lỗi máy lạnh tại nhà bằng remote chưa? Trong bài viết này, Gia Tuấn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng remote để kiểm tra lỗi máy lạnh một cách đơn giản và hiệu quả.
Cách kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote cho từng hãng
Mỗi thương hiệu điều hòa có những sự cố kỹ thuật riêng. Dưới đây là một số cách kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote cho từng hãng mà bạn nên biết.
Cách kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote của hãng Daikin
Với thương hiệu Daikin, khi gặp sự cố, lỗi điều hòa đều được ký hiệu rõ ràng và hiển thị trên màn hình remote. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết và tìm cách khắc phục sự cố nhanh chóng. Sau đây là các bước kiểm tra lỗi bằng remote:
Bước 1: Trước tiên, bạn hãy hướng remote về phía dàn máy lạnh và nhấn nút “CANCEL” trong vòng 5 giây. Sau đó, màn hình remote sẽ hiện thị mã “00” (đây được xem là mã hiển thị mặc định trong chương trình Test lỗi).
Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy ấn nút “CANCEL” từng nhịp một (không giữ) cho đến khi phát ra âm thanh “Bíp” thì hãy dừng lại. Bạn sẽ thấy mã lỗi hiển thị trên màn hình remote mà máy lạnh đang mắc phải.
Bước 3: Sau khi biết được mã lỗi, bạn hãy tra cứu thông tin mã lỗi tương ứng dựa trên bảng mã lỗi của Daikin để có hướng khắc phục kịp thời.
Đối với các sản phẩm điều hòa Daikin, lỗi kỹ thuật sẽ được hiển thị trên màn hình remote thông qua các mã lỗi. Dưới đây là bảng tổng hợp các mã lỗi mà bạn nên tham khảo:
Ký hiệu mã lỗi |
Lỗi máy lạnh gặp phải |
A0 |
Lỗi do thiết bị bảo vệ bên ngoài có vấn đề |
A1 |
Lỗi ở board mạch |
A3 |
Lỗi ở hệ thống điều khiển mức nước xả thải (33H) |
A6 |
Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải |
A7 |
Motor cánh đảo gió bị lỗi |
A9 |
Lỗi van tiết lưu điện tử (20E) |
AF |
Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh |
C4 |
Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ(R2T) xảy ra ở dàn trao đổi nhiệt |
C5 |
Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi của máy lạnh |
C9 |
Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) làn gió hồi |
CJ |
Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ hiển thị trên remote điều khiển |
E1 |
Lỗi của board mạch |
E3 |
Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp của máy lạnh |
E4 |
Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp máy lạnh |
E5 |
Lỗi do động cơ máy nén inverter |
E6 |
Lỗi do máy điều hòa nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng |
E7 |
Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng |
F3 |
Nhiệt độ đường ống dây máy lạnh không bình thường |
H7 |
Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng diễn ra không bình thường |
H9 |
Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài máy lạnh |
J2 |
Lỗi ở đầu cảm biến dòng điện |
J3 |
Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T) của máy lạnh |
J5 |
Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về của máy lạnh |
J9 |
Lỗi cảm biến độ quá lạnh (R5T) |
JA |
Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi của máy lạnh |
JC |
Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas về của máy lạnh |
L4 |
Lỗi do nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần của máy lạnh tăng |
L5 |
Máy nén biến tần bất thường |
L8 |
Lỗi do dòng biến tần của máy lạnh không bình thường |
L9 |
Lỗi do sự khởi động máy nén biến tần không bình thường |
LC |
Lỗi do tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển của máy lạnh |
P4 |
Lỗi cảm biến tăng nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter của máy lạnh |
PJ |
Lỗi cài đặt công suất dàn nóng |
U0 |
Cảnh báo thiếu gas |
U1 |
Ngược pha, mất pha |
U2 |
Không đủ điện áp nguồn hoặc bị tụt áp nhanh của máy lạnh |
U4 |
Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn máy lạnh và dàn nóng |
U5 |
Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa dàn máy lạnh và remote |
U7 |
Lỗi truyền tín hiệu giữa các dàn nóng với nhau |
U8 |
Lỗi đường truyền tín hiệu giữa các remote chính và phụ của máy lạnh |
U9 |
Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn máy lạnh và dàn nóng trong cùng một hệ thống |
UA |
Lỗi do vượt quá số dàn lạnh |
UE |
Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa remote điều khiển trung tâm và dàn máy lạnh |
UF |
Hệ thống lạnh của điều hòa chưa được lắp ráp đúng cách, không tương thích dây điều khiển / đường ống gas |
UH |
Sự cố về hệ thống, địa chỉ hệ thống gas của máy lạnh không xác định |
Bảng mã những lỗi thường gặp ở máy lạnh Daikin.
Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn sử dụng máy lạnh Daikin cực đơn giản chỉ bằng remote
Cách kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote của hãng Panasonic
Đối với thương hiệu Panasonic, khi đèn hiển thị hoặc đèn timer nhấp nháy thì chứng tỏ máy lạnh của bạn đang gặp phải lỗi kỹ thuật. Sau đây là các bước kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote của Panasonic:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy ấn và giữ nút “CHECK” trong vòng 5 giây. Màn hình remote sẽ lập tức hiện ra dấu “ -”.
- Bước 2: Bạn hãy hướng remote về phía dàn lạnh và tiếp tục nhấn và giữ nút “TIMER”. Sau mỗi lần nhấn nút, màn hình sẽ hiện mã lỗi theo thứ tự và đèn báo “POWER” trên máy lạnh sẽ chớp một lần để nhận dạng tín hiệu.
- Bước 3: Nếu là lỗi mà điều hòa đang gặp phải thì đèn báo “POWER” sẽ bắt đầu phát sáng và máy sẽ phát ra tiếng “Bíp” liên tục trong vòng 4 giây.
- Bước 4: Để kết thúc quá trình kiểm tra lỗi, bạn hãy tiếp tục ấn và giữ nút “CHECK” thêm một lần nữa trong vòng 5 giây. Sau 20 giây, nếu bạn không thực hiện bất kỳ thao tác nào nữa thì quá trình này sẽ tự kết thúc.
- Bước 5: Bạn hãy tiến hành khắc phục lỗi mà máy lạnh đang gặp phải. Tiếp đến là ngắt nguồn cung cấp hoặc nhấn nút “AC RESET” để tạm thời xóa lỗi trên máy lạnh. Cuối cùng, bạn hãy cho máy lạnh hoạt động để kiểm tra lỗi có còn xuất hiện nữa hay không.
Sau đây là bảng mã lỗi máy lạnh Panasonic thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo để nắm rõ tình trạng lỗi và có hướng xử lý nhanh chóng và kịp thời:
Mã lỗi |
Lỗi máy lạnh gặp phải |
Mã lỗi 00H |
Không có bất thường phát hiện ở máy lạnh |
Mã lỗi 00H |
Lỗi đường dữ liệu bên trong dàn máy lạnh và dàn nóng. |
Mã lỗi 12H |
Lỗi khác công suất bên trong dàn nóng và dàn máy lạnh. |
Mã lỗi 14H |
Lỗi cảm biến liên quan về nhiệt độ phòng |
Mã lỗi 15H |
Lỗi cảm biến nhiệt máy nén có vấn đề |
Mã lỗi 16H |
Dòng điện tải bên trong máy nén quá thấp |
Mã lỗi 19H |
Lỗi quạt khối trong nhà không bình thường |
Mã lỗi 23H |
Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh có vấn đề |
Mã lỗi 25H |
Mạch e-ion của máy lạnh lỗi |
Mã lỗi 27H |
Lỗi cảm biến nhiệt độ ngoài trời không bình thường |
Mã lỗi 28H |
Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn nóng gặp vấn đề |
Mã lỗi 30H |
Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra của máy nén có vấn đề |
Mã lỗi 33H |
Lỗi kết nối khối trong và ngoài của máy lạnh |
Mã lỗi 38H |
Lỗi khối trong và ngoài của máy lạnh không đồng bộ. |
Mã lỗi 58H |
Lỗi mạch PATROL của máy lạnh |
Mã lỗi 59H |
Lỗi mạch ECO PATROL của máy lạnh |
Mã lỗi 97H |
Lỗi quạt dàn nóng của máy lạnh |
Mã lỗi 98H |
Nhiệt độ dàn máy lạnh quá cao (chế độ sưởi ấm) |
Mã lỗi 99H |
Nhiệt độ giàn máy lạnh quá thấp. (đóng băng) |
Mã lỗi 11F |
Lỗi chuyển đổi chế độ làm lạnh /Sưởi ấm của máy lạnh |
Mã lỗi 90F |
Lỗi chuyển đổi chế độ làm lạnh /Sưởi ấm của máy lạnh |
Mã lỗi 91F |
Lỗi chuyển đổi chế độ làm lạnh /Sưởi ấm của máy lạnh |
Mã lỗi 93F |
Lỗi tốc độ quay bên trong máy nén. |
Mã lỗi 95F |
Nhiệt độ trong giàn nóng quá cao. |
Mã lỗi 96F |
Quá nhiệt bộ transistor công suất bên trong máy nén (IPM) |
Mã lỗi 97F |
Nhiệt độ của máy nén quá cao. |
Mã lỗi 98F |
Dòng tải bên trong máy nén quá cao. |
Mã lỗi 99F |
Xung DC trong máy nén quá cao. |
Đọc thêm bài viết: Cách sử dụng remote máy lạnh Panasonic
Cách kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote của hãng Toshiba
Xét đến thương hiệu Toshiba, bạn có thể tiến hành kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote theo các bước tuần tự sau đây:
- Bước 1: Đầu tiên bạn hãy đưa remote về phía máy lạnh và hãy nhấn giữ nút “CHECK” hoặc “CHK” trên remote cho đến khi màn hình hiển thị mã số “00”.
- Bước 2: Khi bảng mã lỗi hiện ra trên màn hình remote, bạn hãy tiếp tục ấn qua lại các mã lỗi bằng cách sử dụng nút lên xuống tại chữ “TEMP.”
- Bước 3: Bạn hãy quan sát kỹ để biết máy lạnh đang mắc phải lỗi gì. Nếu không phải lỗi đó thì đèn “TIMER” sẽ nhấp nháy và sẽ nghe một tiếng “Bíp”. Còn trong trường hợp toàn bộ đèn dàn máy lạnh nhấp nháy và nghe tiếng “Bíp” kéo dài trong vòng 10 giây thì đây là lỗi mà máy đang gặp phải.
Sau đây là tổng hợp bảng mã lỗi của điều hòa hiệu Toshiba thường gặp nhằm giúp bạn phát hiện lỗi kịp thời và nhanh chóng khắc phục:
Mã lỗi |
Lỗi máy lạnh gặp phải |
00C |
Lỗi cảm biến TA, mạch mở hoặc ngắt mạch trong máy lạnh. |
00D |
Lỗi cảm biến TC, mạch mở hoặc ngắt mạch trong máy lạnh |
0011 |
Lỗi moto quạt trong máy lạnh |
0012 |
Lỗi PC board trong máy lạnh |
0012 |
Lỗi nhiệt độ TC trong máy lạnh |
0021 |
Lỗi hoạt động IOL trong máy lạnh |
0104 |
Lỗi do dây cáp trong, lỗi liên kết từ dàn máy lạnh đến dàn nóng |
0105 |
Lỗi cáp trong, lỗi liên kết tín hiệu từ dàn máy lạnh đến dàn nóng |
0111 |
Lỗi mô tơ quạt cho dàn máy lạnh |
0112 |
Lỗi PC board dàn máy lạnh |
0214 |
Ngắt mạch bảo vệ hoặc dòng Inverter thấp của máy lạnh |
0216 |
Lỗi vị trí máy nén khí trong máy lạnh |
0217 |
Phát hiện lỗi dòng của máy nén khí không bình thường |
0218 |
Lỗi cảm biến TE, ngắt mạch hoặc mạch cảm biến TS hoặc TE mở trong máy lạnh |
0219 |
Lỗi do cảm biến TD, ngắt mạch hoặc cảm biến TD mở ở trong máy lạnh |
021A |
Lỗi mô tơ quạt dàn nóng không bình thường |
021B |
Lỗi cảm biến TE không bình thường |
021C |
Lỗi mạch drive bên trong máy nén khí |
0307 |
Lỗi công suất tức thời, lỗi liên kết từ dàn máy lạnh đến dàn nóng |
0308 |
Thay đổi nhiệt bộ trao đổi nhiệt trong dàn máy lạnh |
0309 |
Không thay đổi nhiệt độ ở dàn máy lạnh |
031D |
Lỗi bên trong máy nén khí, máy nén đang bị khoá rotor |
031E |
Nhiệt độ bên trong máy nén khí cao |
031F |
Lỗi do dòng máy nén khí quá cao |
04 |
Lỗi do tín hiệu tiếp nối không liên kết với dàn nóng, lỗi liên kết xuất phát từ dàn nóng đến dàn lạnh |
05 |
Tín hiệu hoạt động không kết nối với dàn nóng |
07 |
Tín hiệu hoạt động lỗi giữa chừng trong máy lạnh |
08 |
Lỗi do van bốn chiều bị ngược, thay đổi nhiệt độ nghịch chiều |
09 |
Không thay đổi nhiệt độ ở dàn máy lạnh, máy nén không hoạt động |
Đọc thêm bài viết: Cách Sửa Máy Lạnh Không Nhận Tín Hiệu Remote
Cách kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote của hãng LG
Bạn có thể test mã lỗi điều hòa LG bằng remote một cách đơn giản như sau:
- Bước 1: Cầm remote hướng về phía dàn lạnh của điều hòa rồi nhấn nút “Cancel” trong vòng 5 giây. Lúc này màn hình của remote sẽ xuất hiện “–” đây là mã lỗi máy lạnh LG đã được cài đặt sẵn trước đó.
- Bước 2: Tiếp tục ấn nút Cancel từng nhịp một cho đến khi remote phát ra âm thanh Bíp thì dừng lại. Lúc này bạn sẽ nhận được mã lỗi máy lạnh LG hiển thị trên remote, đồng thời nắm được lỗi máy lạnh đang mắc phải là gì.
- Bước 3: Hãy tự kiểm tra hoặc gọi thợ sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp để khắc phục các lỗi mà máy lạnh nhà bạn đang mắc phải
Ngoài cách test mã lỗi điều hoà LG bằng remote thì bạn cũng có thể kiểm tra lỗi bằng cách sau đây:
Hiện nay hầu hết các loại máy lạnh LG đều đã trang bị màn hình trên máy lạnh, bạn chỉ cần nhìn lên màn hình là sẽ thấy hiển thị các mã lỗi của máy lạnh. Trong trường hợp điều hòa không có màn hình thì sẽ dựa vào cách nhấp nháy đèn báo để xác định lỗi.
Đèn xanh nháy 1 lần, 2 lần hoặc 3 – mã lỗi CH01 hoặc CH03
Đèn đỏ nháy 3 lần, đèn xanh nháy 3 lần – mã lỗi CH33
Bạn có thể đọc quyển hướng dẫn sử dụng máy lạnh LG để biết được các tín hiệu đèn báo lỗi một cách chính xác nhất.
Sau đây là tổng hợp bảng mã lỗi của điều hòa hiệu LG thường gặp:
Mã lỗi |
Tình trạng lỗi |
Nguyên nhân |
CH01 |
Báo Lỗi mạch, hở tiếp điểm |
Hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém, chết IC |
CH02 |
Cảm biến nhiệt độ kẹp ở đường ống nén máy lạnh ngoài dàn nóng bị lỗi |
Hở mạch, lỗi bên trong mạch, hư cảm biến nhiệt |
CH03 |
Lỗi giữa dây tín hiệu kết nối từ dàn lạnh đến dàn nóng, dây tín hiệu kết nối sai |
Hở mạch, lỗi điều khiển, kết nối sai |
CH04 |
Lỗi bơm xả nước hoặc công tắc phao |
Công tắc phao nước bị lỗi |
CH05 |
Lỗi kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh |
Bo mạch dàn nóng, dàn lạnh bị hỏng, đứt dây kết nối |
CH06 |
Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra cục trong |
Cảm biến nhiệt độ phòng hư, hỏng board mạch |
CH07 |
Lỗi chế độ vận hành không đồng nhất (chỉ có ở điều hòa máy lạnh LG 2 chiều), dàn nóng và dàn lạnh không đồng bộ |
Do các cục trong hoạt động không cùng một chế độ |
CH09 |
Lỗi bo mạch dàn nóng và dàn lạnh |
Chết IC, mất nguồn cấp hở mạch |
CH10 |
Quạt dàn lạnh không chạy, chạy yếu |
Kẹt quạt do bụi bẩn, khô dầu, hư cháy quạt ,lỗi bo dàn lạnh |
CH22 |
Điện áp, nguồn điện vào quá cao |
Quá tải điện áp, kẹt, khô dầu dẫn đến quá tải |
CH23 |
Điện áp, nguồn điện vào quá thấp |
Do sụt áp nguồn quá tải nguồn cục bộ |
CH26 |
Block (máy nén) inverter không chạy, lỗi bo |
Máy nén cháy, kẹt |
CH27 |
Mạch quá tải, bo mạch bị hỏng |
Máy lạnh hoạt động quá tải |
CH29 |
Sung khiển từ bo ra máy nén bị lệch pha |
Khô dầu, kẹt trục, block máy |
CH32 |
Nhiệt độ máy nén cao |
Dàn nóng bị quá nóng do vị trí lắp đặt, quá tải cục bộ |
CH33 |
Nhiệt độ ống nén môi chất quá cao. Lỗi cảm biến nhiệt ngoài dàn nóng |
Nhiệt độ ống đẩy của máy nén cao (trên 105 độ C) |
CH41 |
Cảm biến nhiệt độ máy nén bị lỗi, nhiệt độ máy nén tăng cao |
Cảm biến bị hư hở mạch, đứt dây |
CH44 |
Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi |
Cảm biến này hư, hở mạch, đứt dây |
CH45 |
Cảm biến nhiệt độ ngoài dàn nóng bị lỗi |
Đứt dây, hở mối hàn, hư cảm biến |
CH46 |
Cảm biến đường ống môi chất về bị lỗi |
Hở mối hàn, hư cảm biến |
CH47 |
Hư cảm biến ổng đẩy của máy nén |
Hư cảm biến hở mối hàn |
CH53 |
Mất liên lạc giữa giàn nóng và giàn lạnh |
Đứt dây giữa dàn nóng và dàn lạnh |
CH60 |
Lỗi IC cắm trên mạch dàn nóng |
Chết IC, hở mối hàn |
CH61 |
Lỗi dàn nóng không giải nhiệt được |
Bụi bẩn cánh tản nhiệt, dàn nóng bị bịt |
CH62 |
Nhiệt độ cao IC nguồn quá nóng |
Bộ giải nhiệt bụi bẩn điện áp nguồn cấp cao |
CH65 |
IC nguồn hư |
Chết IC, hở mạch |
Đọc thêm bài viết: Dịch vụ sửa máy lạnh giá rẻ tại nhà tphcm
Những lưu ý quan trọng khi kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote
Kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote có thể rất thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Kiểm tra pin remote: Remote yếu hoặc hết pin sẽ gây khó khăn trong việc truyền tín hiệu đến máy lạnh. Vì vậy, hãy kiểm tra pin của remote trước khi tiến hành kiểm tra mã lỗi.
- Bảo vệ remote cẩn thận: Bọc remote cẩn thận để tránh bị lờn, trầy xước, hoặc mòn nút do sử dụng thường xuyên.
- Để remote nghỉ ngơi: Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, để remote nghỉ trong khoảng 20 giây đến 1 phút nhằm kết thúc quá trình kiểm tra.
Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote theo từng thương hiệu cùng với một số lưu ý quan trọng. Gia Tuấn hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ các mã lỗi cơ bản để có thể khắc phục nhanh chóng. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề trên Blog Gia Tuấn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.