Máy lạnh là một thiết bị gia dụng phổ biến mà chúng ta đã quen thuộc từ lâu. Nhưng bạn đã tìm hiểu đầy đủ về máy lạnh, bao gồm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết này!
1. Máy lạnh là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, máy lạnh là thiết bị sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ trong phòng theo nhu cầu của người sử dụng.
Hiện nay trên thị trường, máy lạnh được phân thành 2 loại:
- Máy lạnh một chiều: Thường được gọi là máy lạnh vì khả năng làm lạnh.
- Máy lạnh hai chiều (Máy điều hòa): Có tính năng làm lạnh (vào mùa hè) và tính năng sưởi ấm (vào mùa đông).
2. Cấu tạo của máy lạnh
Thông thường, cấu tạo của máy lạnh được chia thành 2 phần bao gồm khối trong phòng và khối ngoài phòng (hay còn được gọi là cục nóng và cục lạnh)
– Khối trong phòng (cục lạnh)
+ Các ống đồng uốn thành nhiều lớp và được đặt trong một dàn lá nhôm dày: Có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài.
+ Lưới lọc bụi: Chặn lại hết tất cả bụi bặm, vi khuẩn. Giúp không khí trong lành, sạch sẽ.
+ Bộ vỏ nhựa bao bọc bên ngoài: Bảo vệ các bộ phận bên trong máy, khả năng cách điện bảo vệ người dùng, có nhiều thiết kế và hình dáng mang tính thẩm mỹ cao.
+ Bộ cánh vẫy và mô-tơ vẫy: Giúp đảo gió đưa không khí lạnh trải khắp căn phòng.
+ Ống dẫn nước thải: Trong quá trình sử dụng, hơi nước ngưng tụ và hóa lỏng bên trong máy lạnh. Công dụng của ống dẫn nước thải chính là đưa lượng nước dư thừa từ trong máy lạnh đi ra ngoài.
+ Bộ bo mạch điều khiển: Được xem là bộ não của máy lạnh, điều khiển mọi hoạt động của thiết bị.
+ Bo mạch hiển thị: Thường sẽ hiển thị nhiệt độ mà máy lạnh đang hoạt động.
+ Van tiết lưu: Có tác dụng hạ áp suất khí gas khi gas đi qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ chuyển thành dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp để máy lạnh thổi ra phòng.
– Khối ngoài phòng (dàn nóng)
+ Lốc máy lạnh (máy nén): Hút chân không ngoài bên ngoài dàn lạnh, nén khí gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Quạt dàn lạnh: Tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để nhiệt được hấp thụ tốt hơn. Nếu quạt chạt yếu hoặc không chạy, máy lạnh sẽ không làm mát.
+ Quạt dàn nóng: Thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp xả nhiệt ra môi trường một cách hiệu quả nhất.
+ Ống dẫn ga: Thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa để dẫn gas từ dàn lạnh đến dàn nóng.
+ Tụ điện: Giúp động cơ điện của máy nén hoạt động.
+ Khung vỏ bên ngoài: Được thiết kế bằng nhựa hoặc sắt, phủ một lớp sơn tĩnh điện chịu được mưa nắng.
Một bộ phận thường được trang bị nhiều ở máy lạnh 2 chiều so với máy lạn 1 chiều đó là van đảo chiều. Thiết bị này có tác dụng đảo chiều dòng gas làm lạnh để máy có thể vừa làm mát, vừa làm ấm tùy theo nhu cầu sử dụng.
3. Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
– Bước 1: Máy nén hút hơi môi chất với áp suất thấp 118 psi và nén lên áp suất cao 400 psi, lúc này môi chất sẽ có nhiệt độ cao.
– Bước 2: Môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được đẩy qua van đảo chiều và đi đến dàn ngưng tụ. Quạt dàn có tác dụng giải nhiệt cho môi chất, hơi môi chất trong dàn ngưng tụ khi gặp nhiệt độ thấp sẽ thành thể lỏng.
– Bước 3: Môi chất thể lỏng đi vòng qua bằng van 1 chiều. Lúc này, môi chất đã được làm mát nhưng vẫn ở áp suất cao và di chuyển qua các đường ống kết nối đến đường ống trong nhà. Môi chất sẽ được van tiết lưu hạ áp suất và đi vào dàn bay hơi.
– Bước 4: Môi chất sẽ hấp thụ nhiệt từ không khí do quạt thổi vào và hóa hơi và được làm mát rồi tản ra môi trường trong phòng. Môi chất lạnh sau khi làm lạnh sẽ được hút về máy nén để tiếp tục chu kỳ làm lạnh.
Ở chế độ sưởi ấm, van đảo chiều được kích hoạt, thay đổi hướng đi của môi chất. Lúc này dàn nóng sẽ trở thành dàn bay hơi và dàn lạnh sẽ thành dàn ngưng tụ. Môi chất sẽ đi qua van tiết lưu tại dàn ngoài trời và đi qua van 1 chiều tại dàn trong nhà.