Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì và thời hạn sử dụng bao lâu? - Điện Lạnh Gia Tuấn
Trang chủ Kiến Thức Đời Sống Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì và thời hạn sử dụng bao lâu?

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì và thời hạn sử dụng bao lâu?

Tương tự như một số các ngành nghề khác thì cá nhân khi tiến hành 1 số những hoạt động xây dựng yêu cầu cần phải có chứng chỉ hành nghề. Vậy, chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì và thời hạn sử dụng bao lâu? Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Gia Tuấn sẽ giải đáp cho bạn ngay bài viết dưới đây nhé. 

Điện Lạnh Gia Tuấn

1. Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”

Theo đó, thì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (được gọi tắt là chứng chỉ hành nghề xây dựng) chính là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng.

chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì

2. Đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng

  • Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
  • Chủ nhiệm khảo sát xây dựng;
  • Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
  • Tư vấn giám sát thi công xây dựng;
  • Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Xem thêm:  Barber là gì? Những đặc điểm, biểu tượng của Barber và sự khác biệt với Hair Salon

Lưu ý:

  • Cá nhân gồm công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp ở Việt Nam để đảm nhận những chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định.
  • Cá nhân người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu như hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc là ở nước ngoài tuy nhiên thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để có thể được công nhận hành nghề.
  • Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ khoảng 06 tháng trở lên, thì phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

3. Các hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thì cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện những hoạt động xây dựng sau:

  • Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông ở trong công trình;
  • Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng ví dụ như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và những công việc tương tự khác không ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực của công trình;
  • Những hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
  • Bên cạnh đó thì cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia những hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định thì phải có chứng chỉ hành nghề.
Xem thêm:  Chứng chỉ FCE là gì? Cấu trúc bài thi của chứng chỉ FCE
Các hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề

4. Thời hạn sử dụng của chứng chỉ hành nghề xây dựng

Ngoài thắc mắc chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì thì gì thời hạn của chứng chỉ xây dựng cũng được quan tâm. 

Theo đó, chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc là cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng của cá nhân nước ngoài, thì hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi ở trong giấy phép lao động hoặc là thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp nếu như cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề xây dựng hoặc là cấp lại do chứng chỉ hành nghề xây dựng cũ còn thời hạn hiệu lực tuy nhiên bị mất hoặc hư hỏng hoặc là ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

5. Phân loại chứng chỉ hành nghề xây dựng

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, thì chứng chỉ hành nghề xây dựng được phân thành 03 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.

Để có thể cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thì bạn thực hiện theo những bước như sau: 

Bước 1: Nộp hồ sơ

Xem thêm:  Tìm hiểu thị phi là gì? Cách để tránh những thị phi trong cuộc sống

Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng trực tuyến hoặc là qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng sẽ cấp chứng chỉ hành nghề hạng I (Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng).
  • Sở Xây dựng sẽ cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III đối với cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Xử lý yêu cầu

Trên đây là giải đáp về việc chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Gia Tuấn chia sẻ tới bạn. Nếu bạn đọc còn có những vướng mắc khác, vui lòng truy cập website Gia Tuấn.vn để được giải đáp ngay. 

Trung tâm sửa chữa Gia Tuấn
Rate this post

Chứng chỉ hành nghề tiếng Anh là gì? Lợi ích của chứng chỉ

Chứng chỉ hành nghề tiếng Anh chứng minh sự chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp trong môi trường làm việc, giúp tăng cơ hội nghề nghiệp, thu nhập, và mở ra cơ hội hợp tác toàn cầu. Hôm nay, hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Gia Tuấn tìm hiểu...

Chi tiết

Chứng chỉ FRM là gì? Sự khác biệt giữa chứng chỉ FRM và CFA

Chứng chỉ FRM là chứng chỉ giúp người học hiểu về tài chính và có khả năng phân tích các khoản đầu tư. Trong bài viết này, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Gia Tuấn sẽ phân tích chứng chỉ FRM là gì và sự khác biệt giữa FRM và CFA. Điện...

Chi tiết

Chứng chỉ FCE là gì? Cấu trúc bài thi của chứng chỉ FCE

FCE là viết tắt của “First Certificate in English.” Chứng chỉ FCE được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trình độ trung cấp (intermediate level) của người học. Thông tin chi tiết về chứng chỉ FCE là gì và cấu trúc bài thi sẽ được trình bày trong bài viết...

Chi tiết

Chứng chỉ CIA là gì? Cấu trúc đề thi của chứng chỉ CIA

Trong lĩnh vực kiểm toán, chứng chỉ CIA đang được nhiều người chọn lựa để theo học và đạt được bởi vì sự uy tín của nó. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn tuyển dụng quan trọng của nhiều tập đoàn lớn và doanh nghiệp đa quốc gia. Hãy cùng Trung tâm sửa...

Chi tiết

Tiêu chuẩn FDA là gì? Mặt hàng phải có chứng nhận FDA

Để xuất khẩu hàng hóa đến Mỹ, chứng chỉ không thể thiếu là chứng chỉ FDA. Nhưng trước hết, hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Gia Tuấn tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn FDA là gì và tầm quan trọng của nó trong bài viết này. Điện Lạnh Gia...

Chi tiết

Chứng chỉ Microsoft là gì? Lợi ích của chứng chỉ Microsoft

Chứng chỉ Microsoft là các tài liệu chứng nhận về công nghệ được cấp bởi Microsoft Corporation, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu trên toàn cầu. Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Gia Tuấn khám phá chi tiết chứng chỉ Microsoft là gì để có cái nhìn...

Chi tiết

Tìm hiểu chứng chỉ JLPT là gì? Lợi ích của chứng chỉ JLPT

Chứng chỉ JLPT, còn được gọi là Japanese Language Proficiency Test, là gì? Đây là một bằng chứng chỉ quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Nhật trong giao tiếp. Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Gia Tuấn khám phá thêm về chứng chỉ JLPT là gì...

Chi tiết


Contact Me on Zalo
☎0901 356 650